Với nhịp sống phát triển như hiện nay, nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần được đặt lên hàng đầu và chú trọng hơn bao giờ hết. Cho con học đàn Piano là lựa chọn đầu tiên của các gia đình có điều kiện và muốn con phát triển năng khiếu âm nhạc.
Cách Khơi Dậy Đam Mê Piano Cho Trẻ Em
Contents
Nhưng trẻ con nhanh chán nên rất khó để duy trì sự yêu thích và hứng thú cũng như thúc đẩy sự kiên nhẫn của trẻ với bài học Piano. Vậy làm thế nào để khơi dậy và duy trì đam mê của bé với bộ môn âm nhạc khó nhằn này? Hãy cùng SEAMI tìm hiểu nhé!
Trẻ bao nhiêu tuổi thì học được Piano?
Trước hết phải nói rằng âm nhạc rất quan trọng đối với trẻ. Âm nhạc kích hoạt não trái và não phải hoạt động đồng thời. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái thì nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu. Khi nghe nhạc, trí não của trẻ sẽ vận động nhiều hơn để phân biệt, vì thế sẽ tạo nên các đường mòn thần kinh nhiều hơn. Điều này giúp trẻ tiếp thu và xử lý các tình huống nhanh hơn khi lớn lên.
Để trẻ yêu thích và hứng thú với các loại nhạc cụ, nhất là đàn Piano thì điều đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm chính là độ tuổi của trẻ. Trên các diễn đàn và trang mạng xã hội, rất nhiều ông bố, bà mẹ thắc mắc về độ tuổi thích hợp cho trẻ học đàn? 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi, 7 tuổi hay 8 tuổi?
>>> Xem thêm: Giúp Bé Yêu Thích Học Piano Hơn
Nhưng nếu các bạn bỏ qua những thông tin này và chỉ chăm chăm tham khảo ý kiến của thành viên trên diễn đàn thì đôi khi bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời thực sự rất “ngô nghê” như: ” Theo mình nghĩ thì bé 4 tuổi cũng học được rồi, mình có đứa bạn cũng cho con học Piano từ năm 4 tuổi. Thấy mỗi lần gặp nhau là nó khoe con nó hoài”; rồi: ” Bé nhà mình cho học đàn Piano từ năm 4 tuổi, đến nay là 2 năm rồi mà đánh đàn vẫn cứ bập bà bập bõm. Chắc do giáo viên dạy không tốt”
Vì vậy nên mới có những bà mẹ chia sẻ: ” Con mình học piano từ lúc 4 tuổi, nhưng mình thấy tội nghiệp bé vì tay con còn nhỏ để lên phím không hết và đánh cũng mau mỏi tay hơn các bé khác, mà giờ cháu lỡ học rùi nên ko nỡ cho cháu nghỉ.”;
Quyết định cho trẻ học rồi bố mẹ cũng phải đau đầu ” Bố mẹ phải xác định tư tưởng thật kỹ trước khi cho bé học nhé vì học Piano cực khó, lúc đầu bé sẽ thích nhưng mà càng về sau sẽ càng khó, bé sẽ nản, bé nào cũng có thời gian như thế. Và có vượt qua được không thì còn tùy từng bé, lúc đấy bỏ cũng dở mà không bỏ cũng dở, cả một cái đàn to tướng thế không dễ để giải tán đâu”
Bí quyết khơi dậy đam mê chơi Piano cho bé
1. Đảm bảo rằng con bạn đủ tuổi để tiếp cận và chơi đàn Piano
Trước khi khuyến khích con em mình thích đàn Piano và bài học Piano, bạn nên chắc chắn rằng trẻ đã phát triển các kỹ năng hỗ trợ cần thiết. Nó vô cùng hữu ích nếu con của bạn đã biết đọc và viết vì trẻ sẽ tiếp cận nhanh hơn với các ký hiệu âm nhạc. Trẻ cũng cần có bàn tay khéo léo và khả năng tập trung hợp lý. Nói chung, độ tuổi phù hợp nhất để trẻ chơi Piano là 7 – 8 tuổi, cũng có thể là 6 tuổi nếu bé thực sự đam mê, có khả năng.
Tuy nhiên ngoài việc năng khiếu và sở thích thì cần chú ý đến yếu tố thể chất của trẻ. Ai học đàn piano thì đều biết là phím đàn cơ rất nặng nên với các bé nhỏ hơn 4 tuổi thì khó có thể bấm được. Giải pháp cho các bé dưới 4 tuổi mà vẫn thích học thì nên lựa chon giải pháp thay thế là Piano điện hoặc đàn Organ.
Một bà mẹ đã chia sẻ: ” Con gái em 17 tháng, mỗi ngày em đều cho bé tự chơi Piano điện, bé tự khám phá âm thanh và tỏ ra rất thích thú từ 5 đến 10 phút tùy theo ngày. Khi mẹ đàn hoặc dạy đàn cho các bé khác bé có phản ứng rất tích cực. Em chỉ cho bé làm quen thôi ạ, nếu bé thích thì có thể học bất kỳ nhạc cụ nào kể cả trống em cũng khuyến khích ạ. Học chơi 1 loại nhạc cụ sẽ kích thích não bé phát triển và là phương pháp nuôi dưỡng cảm xúc rất tốt.”.
Như vậy, bà mẹ trẻ này đã thành công trong bước đầu cho bé làm quen với đàn Piano và khơi dậy niềm thích thú với cây đàn của bé. Đây là một điều tuyệt với mà bất cứ phụ huynh nào cũng có thể làm nhưng không phải ai cũng biết cách.
2. Xác định những loại hình âm nhạc mà trẻ quan tâm nhất
Điều này bạn cần bắt đầu từ khi trẻ ở trong bụng mẹ. Chính cha mẹ là người định hướng cho con theo những dòng nhạc cổ điển hay đương đại. Cho bé nghe nhạc từ nhỏ và tập làm quen với âm nhạc là cách tốt nhất để trẻ phát triển tài năng. Trẻ sẽ được làm quen với những dòng nhạc như: nhạc cổ điển, nhạc jazz đương đại và blues… Cho trẻ tiếp xúc với đàn Piano và âm nhạc thường xuyên và hãy để trẻ tự khám phá những gì trẻ thích – nó sẽ giúp trẻ quan tâm nhiều hơn đến loại nhạc cụ này.
>>> Xem thêm: Học piano điện & piano cơ cần lưu ý điều gì?
3. Mời một giáo viên Piano tin cậy để dạy trẻ em chơi
Hướng dẫn tư nhân là nguồn tài nguyên vô giá cho các học viên mới, đặc biệt là giới trẻ. Thậm chí nếu bản thân bạn là một nghệ sĩ dương cầm thì bạn cũng nên tìm một trung tâm uy tín dạy Piano để dạy con bạn vì họ có nghiệp vụ sư phạm tốt hơn và cách tiếp cận với người mới tập cũng tốt hơn.
Học sinh có thể cố gắng nhiều hơn để đáp ứng các tiêu chuẩn do giáo viên đặt ra nhưng lại khó có thể cố gắng nhiều nếu người dạy là cha mẹ mình.
Chọn trung tâm dạy Piano cũng là cả một vấn đề, bởi nếu có phương pháp dạy đúng và phù hợp thì trẻ mới dễ tiếp thu và tiến bộ nhanh hơn. Như một bạn trẻ đã chia sẻ trên diễn đàn: “Hồi nhỏ, lúc chưa học lớp 1 mẹ có cho e đi học ở cung thiếu nhi và trung tâm môn đàn.
Nhưng thật sự học ở đó thì các thầy cô chủ yếu dạy rất qua loa đại khái. Vì vậy, em học đến 1 năm vẫn bập bõm… Đến khi mẹ em cho học tại trung tâm khác uy tín hơn về nhà thì em thấy hiệu quả hơn chút xíu. Sau đó 1 thời gian, được giáo viên trung tâm dạy khá kĩ từ lý thuyết cơ bản nên đã bắt đầu tự mình nhìn được bản nhạc. Càng ngày thì em càng yêu nghệ thuật và đi theo con đường này.”
4. Hãy tìm hiểu về đàn Piano và chơi cùng con bạn nếu có thể
Chơi cùng với con của bạn nếu có thể. Nếu bạn là một nghệ sĩ dương cầm và muốn dạy đàn Piano cho con bạn thì hãy thử tích cực tham gia chơi cùng con. Bạn chơi cùng con và luyện tập đàn cùng con cũng giống như bạn đưa đến cho con một người bạn thân thiết cùng con tiến bộ.
Nếu không học chuyên nghiệp thì các vị phụ huynh cũng không cần cho con học đàn quá sớm mà cứ để con vào lớp 1 học cũng chưa muộn. Trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi thì các mẹ nên ngồi học cùng các con vì các con hay quên và không tập trung. Ngoài ra mẹ sẽ hiểu và nhớ bài giáo viên hướng dẫn trên lớp để về kèm con trong giờ tập tại nhà. Rõ ràng là phụ huynh muốn con hay cần phải quan tâm và hy sinh một số thứ cho con thì mới mong có thành công được
5. Tạo ra một hệ thống khen thưởng và sự kiện quan trọng để khuyến khích trẻ
Trẻ em có thể cảm thấy được khuyến khích nhiều hơn trong quá trình học Piano nếu bạn tạo ra một hệ thống khen thưởng hữu hình và niềm vui của phần thưởng.
Bạn có thể Xem xét việc tạo ra một biểu đồ tiến bộ mà một một bậc bé tiến bộ hơn bạn sẽ tặng bé một ngôi sao tiến bộ. Tạo ra các sự kiện khi tặng sao cho trẻ để trẻ hiểu rằng đây là một sự kiện qua trọng đối với bạn và bạn thực sự hạnh phúc chắc chắn trẻ sẽ cố gắng nhiều hơn. Các phần thưởng hay hình phạt cũng là một yếu tố quan trọng.
Nếu trường học của bé có tổ chức một chương trình âm nhạc, hãy tận dụng cơ hội đó bằng cách đăng ký cho trẻ tham gia chương trình để trẻ bạo dạn hơn. Các câu lạc bộ Guitar, kèn, piano… tại trường học cũng là một gợi ý tốt. Nếu trẻ học đàn Piano mà không thể tập trung trong khoảng 15 – 20 phút hoặc không thấy hứng thú thì bạn nên xem xét để trẻ làm quen với một loại nhạc cụ khác hoặc môn thể thao khác.
Nguồn: https://seami.vn/bi-quyet-khoi-day-dam-me-piano-cho-be/